Chành xe Hà Nội và những điều cần biết khi gửi hàng ra Hà Nội

Nếu Tp.Hồ Chí Minh được ví như trái tim của Việt Nam thì Tp.Hà Nội được xem là bộ não, là trung tâm điều khiển mọi hoạt động của đất nước. Hai thành phố này có mối quan hệ mật thiết, không thể rời nhau vì sự phát triển phồn thịnh của toàn lãnh thổ Việt Nam.
Với khoản cách địa lý từ Bắc vào Nam khá xa, gần 2000km đường bộ nên việc đi lại và giao thương giữa 2 khu vực một cách có hiệu quả & tiết kiệm chi phí là vấn đề được xã hội quan tâm ( chủ yếu là nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa Bắc Nam ).
Nhu cầu vận tải Bắc Nam ngày nay khá phong phú và đa dạng, gồm nhiều loại hình như: đường thủy, đường hàng không, đường bộ ( bao gồm đi ôtô và đi bằng tàu hỏa ) tạo nhiều thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp. Mỗi phương thức vận chuyển hàng hóa Bắc Nam đều có những ưu nhược điểm của nó, đôi khi phù hợp cho mục đích vận chuyển này nhưng khi sử dụng vào mục đích kia lại không hiệu quả! Minh chứng cho điều đó, cụ thể là việc vận chuyển hàng hóa từ sài gòn ra hà nội và ngược lại có nhiều phương thức và giá thành vận tải khác nhau.
Vận chuyển hàng đi Hà Nội bằng đường hàng không.
Đây được coi là phương án vận chuyển nhanh và an toàn nhất trong các loại hình, tuy nhiên nó chỉ phù hợp cho những mặt hàng giá trị cao, số lượng ít và cần vận chuyển gấp. Ví dụ như: thư từ, bưu phẩm, linh kiện điện tử và các mặt hàng nhạy cảm,..Thời gian đi nhanh cũng đồng nghĩa với giá cước vận chuyển cao, nên ít được sử dụng cho việc vận chuyển hàng hóa.
Vận chuyển hàng đi Hà Nội bằng đường bộ.
Chủ hàng có thể thuê xe tải chở hàng từ Bắc vào Nam hoặc ngược lại, hoặc có thể ghép hàng tại các chành chuyên tuyến Hà Nội. ( thường gọi là Chành Xe Hà Nội )
Ưu điểm:
Vận chuyển nhanh, xe chạy liên tục 54 tiếng là có thể giao hàng, hoặc từ 3 – 4 ngày đối với hàng ghép.
Thuận tiện, xe có thể trả hàng dọc quốc lộ 1 qua các tỉnh miền trung.
Phù hợp với mọi loại hàng lớn nhỏ ( trừ hàng quá khổ, quá tải )
Nhượt điểm:
Chi phí vận chuyển tương đối cao do xe tải chỉ chở được số lượng hàng ít ( từ 20 – 30 tấn một lần ). Chi phí đầu tư phương tiện vận tải cao hơn so với các phương tiện khác, chi phí cầu đường và nhân công cũng khá cao.
Các xe tải được giới hạn về kích thước và trọng tải nên còn nhiều hạn chế khi vận chuyển hàng quá khổ, quá tải.
Vận chuyển hàng đi Hà Nội bằng đường sắt.
Kể từ tháng 04/2014 khi bộ giao thông áp dụng lệnh cân tải trọng xe, nên vận tải bằng đường sắt ngày càng phổ biến để giảm tải cho đường bộ. Vận chuyển bằng đường sắt Bắc Nam tuyến Sài Gòn – Hà Nội vì vậy mà ngày càng phát triển, trực tiếp cạnh tranh với đường bộ và đường thủy.
Tuy giá cước chuyển hàng đi Hà Nội bằng tàu hỏa có cạnh tranh nhưng vẫn có những mặt hạn chế là:
Thời gian đi lâu từ 5 đến 7 ngày hàng mới tới.
Hàng hóa giao nhận bắt buộc phải tập kết tại 1 ga nhất định ( tại Sài Gòn là ga Sóng Thần, Hà Nội là ga Giáp Bát ).
Một điều nửa là hàng hóa muốn giao tận nơi thì phải tốn chi phí tăng bo 2 đầu và bóc xếp hàng hóa lên xuống, vì vậy có thể phát sinh thêm một số chi phí khác. ( bóc hàng lên xuống nhiều công đoạn có thể gây hư hỏng cho hàng hóa )
Vận chuyển hàng bằng ga xe lửa vẫn hạn chế ở chổ là không vận chuyển hàng số lượng lớn và máy móc cồng kềnh.
Vận chuyển hàng đi Hà Nội bằng đường Thủy
Áp dụng đối với những lô hàng số lượng lớn, đi nguyên lô. Thường thì được vận chuyển bằng các loại cont như 10, 20, 40.
Các mặt hàng chuyển đi Hà Nội chủ yêu là hàng nhập khẩu, hàng gia công, hàng nội bộ của các doanh nghiệp. Hàng mua bán dịch vụ gởi ra hà nội thường đi bằng đường bộ là nhiều.
Trên đây là một số phương thức vận chuyển hàng đi Hà Nội, nếu bạn cần vận chuyển hàng nhỏ lẻ, đi gấp thì nên lựa chọn phương tiện đường bộ là tối ưu nhất.
Tùy theo khu vực công ty nơi bạn hoạt động, bạn có thể chọn một số chành xe vận chuyển hàng đi Hà Nội tại các khu vực như: Quận 12, Hóc Môn, Tân Bình, Tân Phú, Q6,…
Những lưu ý khi vận chuyển hàng đi Hà Nội
Nếu bạn vận chuyển hàng đi Hà Nội bằng đường bộ và đường sắt thì cần phải cung cấp đầy đủ các giấy tờ cần thiết sau:
1. Phiếu xuất kho
2. Biên bản giao nhận hàng hóa
3. Hóa đơn giá trị gia tăng
4. Chứng từ nhập khẩu ( đối với hàng nhập khẩu )
5. Tem nhãn hàng hóa bằng tiếng việt
6. Hợp đồng mua bán nếu có.
Tùy vào từng mặt hàng, bạn nên chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên để tránh bị quản lý thị trường kiểm tra đột xuất trên đường vận chuyển. Đối với đường thủy chỉ cần thông quan xong là ok.

Google Account Video Purchases Hồ Chí Minh, Việt Nam